DANH MỤC SẢN PHẨM

SATAn: Hack dữ liệu máy tính bằng cách lấy cắp dữ liệu trực tiếp từ cáp SATA

Phòng MKT
Th 4 20/07/2022

SATAn: Hack dữ liệu máy tính bằng cách lấy cắp dữ liệu trực tiếp từ cáp SATA của bạn

 

Các nhà nghiên cứu bảo mật tại đại học Negev, Israel vừa trình diễn một phương pháp trích xuất dữ liệu ít người ngờ đến, đó là tấn công vào… cọng cáp SATA bạn đang dùng cho ổ HDD hay SSD 2.5 inch trong máy tính. Để làm được điều này, các nhà nghiên cứu thực hiện hai bước. Bước một là biến chính cọng cáp thành một ăng ten truyền dẫn dữ liệu không dây. Bước hai là trích xuất hết những dữ liệu đang được truyền dẫn từ ổ cứng tới RAM thông qua chính cọng cáp đó

Sử dụng cáp SATA như là một ăng-ten không dây để truyền dữ liệu và thông tin

Sau khi biến cáp SATA trở thành ăng ten không dây, nó sẽ truyền dữ liệu ở băng tần 6 GHz. Cách tấn công này được đặt tên là SATAn. Kết quả nghiên cứu được trình diễn trong đoạn clip YouTube trên đây, cũng như báo cáo nghiên cứu bảo mật đăng trên thư viện Arxiv thuộc đại học Cornell. Sóng điện từ rò rỉ từ cáp SATA sẽ được thu lại nhờ receiver thu sóng không dây. Nhưng để thực hiện cách tấn công này, hacker sẽ phải cài malware ở máy tính muốn tấn công trích xuất dữ liệu, và cần có cả shellcode cụ thể để thay đổi lệnh từ hệ thống, qua đó ép cáp SATA phát tín hiệu sóng wireless mà receiver có thể hiểu được.

SATAn: Hack dữ liệu máy tính bằng cách... ăn trộm thông tin truyền dẫn qua dây cáp ổ cứng

Demo nói trên rất đơn giản, khi các nhà nghiên cứu Israel gõ cụm từ ‘secret’ ở máy tính bị cài mã độc, và máy tính thứ hai có wireless receiver nhận chính xác cụm từ này. Nhưng cách vận hành thì rất tinh vi và hoàn toàn có thể bị lợi dụng để ăn trộm những thông tin nhạy cảm như mật khẩu tài khoản hay thông tin thẻ ngân hàng mà người dùng nhập vào máy tính.

Bù lại, hiện giờ SATAn vẫn có nhiều yêu cầu khá khó, ví dụ như receiver phải đặt cách cáp SATA khoảng 1 mét vì sóng phát ra từ cáp ổ cứng khá yếu. Và người dùng máy tính hoàn toàn có thể tránh được cách tấn công này bằng cách… xài ổ cứng M.2 hoặc PCIe cắm thẳng vào bo mạch chủ. Một giải pháp khác là bọc lớp chống rò rỉ sóng điện từ bên ngoài vỏ máy tính là cách tấn công này coi như vô hại.

Dù vậy, công bố của các nhà nghiên cứu bảo mật Israel cũng là điều các doanh nghiệp, tổ chức và ngân hàng lưu tâm. Còn với người dùng máy tính ở gia đình hoặc máy tính cá nhân, thì có lẽ chúng ta nên lo hơn về bảo mật của nhiều thiết bị như router hay các món đồ smart home sử dụng hàng ngày.

Nguồn: Theo PCGamer